GĐXH – Các loại rau không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Dưới đây là những loại rau giải độc gan hiệu quả, dễ tìm mà bạn có thể tham khảo.
Rau má
Theo Y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc, có tác dụng hỗ trợ làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được sử dụng để chữa ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, thanh nhiệt cơ thể.
Quá trình thanh lọc và thải độc của rau má có thể giúp giảm bớt áp lực đối với hoạt động của gan, đồng thời hỗ trợ tăng cường chức năng của gan.
Rau diếp cá
Theo Y học cổ truyền, diếp cá có tính mát, vị hơi chua, mùi hơi tanh giống như mùi cá được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Theo Y học hiện đại, rau diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn.
Còn theo Y học hiện đại, rau diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn, cùng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác như vitamin B, A, canxi, chất đạm, chất xơ, sắt, kali…
Nhờ khả năng hỗ trợ cơ thể giải độc, thanh lọc cho gan, ăn rau diếp cá có thể giúp hạn chế tình trạng mụn, rôm sảy, mẩn ngứa…
Rau ngót
Rau ngót rất giàu sắt, cùng nhiều vitamin (như C, B1, B2, B6…) và các khoáng chất như protein kali, magie, chất xơ… Nhờ đó, có thể hỗ trợ thanh nhiệt, dễ tiêu hóa, giải độc, làm mát gan, tăng cường bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan.
Rau dền
Theo Đông y rau dền có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt.
Theo Y học hiện đại, rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các hợp chất Fe, magie, phốt pho, vitamin B2, vitamin C…
Theo Y học hiện đại, rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các hợp chất Fe, magie, phốt pho, vitamin B2, vitamin C… Các dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ chức năng gan mà còn tốt cho xương khớp, giảm viêm, phòng ngừa ung thư.
Rau muống
Trong các loại rau giải độc gan, rau muống là loại dễ kiếm, dễ trồng và dễ chế biến. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có khoảng 78g nước, 2,7g protein, 85mg canxi, 31mg photpho, 1,2mg sắt và 20mg vitamin C có thể hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất độc hại từ thức ăn, môi trường gây ra; đồng thời hỗ trợ làm mát, thanh nhiệt cơ thể, cải thiện và bảo vệ chức năng gan. Ngoài ra, rau muống cũng rất giàu chất xơ và niacin có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và phòng ngừa ung thư.
Rau mồng tơi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, K, acid folic, kali, canxi, sắt và magie hỗ trợ giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Rau bina
Rau bina được xem là nguồn cung cấp protein tốt nhất từ thực vật. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K cùng các chất oxy hóa khác giúp đẩy lùi các gốc tự do và hỗ trợ chữa lành các tổn thương gan thận.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong rau bina còn giúp trung hòa các hóa chất, kim loại nặng, từ đó hỗ trợ gan giải độc và tăng cường chức năng gan.
Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Súp lơ xanh cũng là một trong những loại rau giải độc gan hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Súp lơ xanh chứa nhiều hợp chất kích hoạt enzyme giải độc của gan, nhờ đó tăng cường chức năng và bảo vệ gan hiệu quả.
Hợp chất thiocyanat trong súp lơ có thể giúp loại bỏ độc tố trong gan.
Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ nhờ vào chất sulforaphane có tác dụng giảm hấp thụ chất béo trong gan. Đặc biệt, hợp chất thiocyanat trong súp lơ có thể giúp loại bỏ độc tố trong gan.
Bắp cải
Bắp cải chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như kali, vitamin C, lưu huỳnh…. các chất dinh dưỡng này có khả năng kích thích các enzyme giúp giải độc gan, loại bỏ độc tố hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C và lưu huỳnh có trong bắp cải có tác dụng thải độc axit uric và các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
Những lưu ý khi ăn rau giải độc gan
Nên chọn mua rau sạch, không có thuốc, hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nên thay đổi các loại rau trong thực đơn hàng ngày, tránh việc sử dụng quá nhiều rau nhằm mục đích giải độc gan. Việc sử dụng rau giải độc gan cần phải kiên trì trong thời gian dài.
Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng gan như rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn đỏ, mề đay, mụn nhọt, nước tiểu vàng, vàng mắt, vàng da, đau hạ sườn phải, cơ thể thường xuyên mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, có phương pháp điều trị thích hợp.